Ngày nay, màn hình LED dần trở nên phổ biến và được lắp đặt ở khắp mọi nơi như: Trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, nhà hàng, cơ quan, doanh nghiệp,… với ưu điểm lớn là có thể phục vụ cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Vậy quy trình lắp đặt màn hình LED như thế nào? Làm sao để có thể lắp đặt màn hình LED đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật và tiết kiệm chi phí nhất? Hãy cùng Hoàng Long LED đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Màn hình LED là gì?
Màn hình LED giống như một chiếc tivi nhưng kích thước hiển thị của nó có thể tuỳ biến theo Khách Hàng, chứ không cố định một vài kích thước hiển thị giống tivi. Vì thế màn hình LED đáp ứng được mọi nhu cầu về hiển thị của Khách Hàng.
Màn hình LED có hai dạng chính là màn hình LED trong nhà và màn hình LED ngoài trời. Màn hình LED ngoài trời có khả năng chống nước, chống bám bụi, không bị ảnh hưởng bởi mọi thời tiết xấu. Có chức năng trình chiếu hình ảnh, video, phát trực tiếp song song với tín hiệu đầu vào.
Đây là khái niệm cơ bản về màn hình LED, dưới đây là phân tích chi tiết về màn hình LED.
Cấu tạo và các dòng sản phẩm của màn hình LED
Cấu tạo
LED là viết tắt của từ “Light Emting Diode”. Màn hình LED được ghép từ các tấm module LED hoặc Carbin tuỳ biến vào kích thước Khách Hàng muốn hiển thị, vì vậy nó phù hợp được với mọi không gian. Mỗi module LED lại được tạo thành bởi hàng trăm bóng đèn LED siêu nhỏ (có kích thước chỉ từ 15mm đến 30mm).
Mỗi bóng đèn LED được cấu tạo từ 3 bóng đi-ốt siêu nhỏ RGB (3 màu cơ bản red – green – blue), có độ sáng cao, phù hợp với nhiều môi trường khác nhau. Các bóng này có thể hòa phối nhau để tạo nên hàng chục triệu màu, giúp tạo ra hình ảnh, video sống động. Chân bóng và mạch bóng được làm bằng đồng/bạc, không sử dụng chì nên không ảnh hưởng đến môi trường.
Để lắp đặt một màn hình LED trong nhà hoàn chỉnh, cần có các thành phần như sau:
Về phần cứng:
- Module LED hoặc Cabin
- Đầu thu, đầu phát chuyên dụng
- Mạch điều khiển LED
- Khung đỡ màn hình
- Bộ chuyển đổi nguồn điện
- Thùng flight case
Về phần mềm:
Các phần mềm điều khiển hệ thống đèn LED: Ledstudio, Ledshow, Ledset…
Hiện nay, trên thị trường có 2 dòng màn hình LED trong nhà đó là màn hình LED DIP (có một điểm ảnh trên module, các bóng LED đứng riêng rẻ nhau) và màn hình LED SMD (mỗi điểm ảnh là một bóng led đi-ốt được ghép từ 3 bóng LED nhỏ hơn với 3 màu đỏ – xanh lá – xanh nước biển, để tạo thành điểm ảnh fullcolor).
Màn hình LED SMD là loại được ưa chuộng hơn cả, vì sản phẩm có độ sắc nét cao hơn, hình ảnh được mô tả chân thực. Vì thế, chúng đang dần thay thế cho màn hình LED DIP.
Các dòng sản phẩm của màn hình LED
Màn hình LED được phân thành các dòng sản phẩm sau:
- Màn hình LED trong nhà: Màn hình LED P2 trong nhà, màn hình LED P2.5 trong nhà, màn hình LED P3 trong nhà, màn hình LED P4 trong nhà, màn hình LED P5 trong nhà.
- Màn hình LED ngoài trời: Màn hình LED P3, P4, P5, P6, P8, P10 ngoài trời, màn hình LED trong suốt, màn hình LED cong.
Quy trình lắp đặt màn hình LED
Bạn có thể bắt gặp màn hình led ở mọi nơi như: Dọc bên đường, trung tâm thương mại, nhà hàng, quán cafe, cửa hàng tạp hóa… với sự phổ biến của màn hình LED hiện nay với ưu điểm lớn là có thể phục vụ cho rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Đi kèm theo đó, có một số câu hỏi được đặt ra đó là về vấn đề thi công lắp đặt nó ra sao? Làm sao để có thể lắp đặt màn hình LED theo đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật và tiết kiệm chi phí? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:
Trước khi lắp đặt
- Trước khi lắp đặt màn hình LED chúng ta cần khảo sát để làm rõ những vấn đề :Vị trí lắp đặt, địa điểm thi công, kích thước màn hình dài x rộng x sâu, vị trí đặt tủ điện, vị trí điều khiển màn hình led.
- Thiết kế bản vẽ khung màn hình, bản vẽ sơ đồ nguồn, bản vẽ sơ đồ card điều khiển.
Lưu ý: Tính toán số lượng tấm trên 1 nguồn, tấm trên 1 card theo chiều cao và chiều rộng để phân bố số lượng cho hợp lí. Ví dụ: 1 nguồn 5v 40a có thể cấp cho 8 tấm modul P3 vậy để 1 nguồn cấp cho module ngang 2 tấm và cao 4 tấm , 1 card kystar G612 có thể điều khiển được 256×768 điểm ảnh như vật 1 card cấp cho 32 tấm modul p3 kích thước 64×64 điểm ảnh ngang 4 tấm và cao 8 tấm.
- Lên phương án thi công lắp đặt.
- Chuẩn bị hàng hóa vật tư: Module LED, card thu, Nguồn cấp 5V, bộ vi xử lí (Bộ xử lý hình ảnh), dây điện, dây mạng, dây kết nối….
- Chuẩn bị dụng cụ lắp đặt: Máy khoan, máy cắt , máy hàn, máy laze,…tùy theo kích thước và vị trí lắp đặt để chuẩn bị vật tư thi công sao cho phù hợp.
- Tập kết hàng hóa tại địa điểm thi công, kiểm tra hàng hóa trước khi lắp đặt.
Tiến hành lắp đặt
- Hàn khung theo thiết kế bản vẽ
Lưu ý:
Hàn khung ở mặt trong màn hình tránh tình trạng chân hit của module đè mối hàn làm kênh bề mặt màn hình LED, mài mối hàn và sơn để đảm bảo tình trạng han gỉ tại vị trí mối hàn.
Khi hàn khung lưu ý để độ dư về chiều ngang và chiều dài màn hình tùy theo kích thước màn hình để khi lắp đặt module lên không bị căng khít bảo đảm khi bảo hành, bảo dưỡng có thể tháo lắp module dề dàng thuận tiện.
- Dựng khung màn hình sau khi hoàn thiện khung màn hình và xác định vị trí.
Lưu ý:
Lắp đặt khung cẩn thận tránh tình trạng khung bị móp méo biến dạng ảnh hưởng đến bề mặt hiển thị.
Sau khi dựng khung xong tiến hành bắt card thu và nguồn 5V vào khung màn hình theo sơ đồ.
Tiến hành đấu nối nguồn, card, kết nối nguồn card theo sơ đồ điều khiển và sơ đồ điện theo bản vẽ đã dự toán trước khi lắp đặt.
Tiến hành đấu nối tủ điện, kéo dây điện dây mạng cấp cho màn hình LED.
Lưu ý:
Dùng VOM, ampe kế kiểm tra tín hiệu và chất lượng nguồn điện cấp vào hệ thống trước khi cấp nguồn cho thiết bị, hệ thống màn hình LED.
Trường hợp phát hiện nguồn điện chưa đạt yêu cầu kỹ thuật của hệ thống màn hình LED thì phối hợp với Chủ đầu tư để có phương án xử lý phù hợp với công suất của màn hình LED cũng như tải chịu của hệ thống lưới điện với màn hình LED. Tuyệt đối không cấp nguồn cho hệ thống màn hình LED khi nguồn điện chưa đạt yêu cầu, tránh ảnh hưởng tới hệ thống lưới điện của tòa nhà cũng như ảnh hưởng đến thiết bị màn hình LED, tránh thiệt hại cho chủ đầu tư và doanh nhiệp.
- Kết nối thiết bị điều khiển máy tính, bộ xử lý hình ảnh, màn hình led.
- Xông điện màn hình kiểm tra thiết bị card nguồn.
Lưu ý:
Kiểm tra trạng thái từng thiết bị sau khi cấp nguồn. Trường hợp phát hiện không có nguồn hoặc chưa ổn định thì tiến hành ngắt điện toàn bộ hệ thống và xử lý lại ngay.
Tiến hành đo kiểm các thông số kỹ thuật.
Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, thiết bị chống cháy, hệ thống tự động đóng ngắt điện khi xảy ra tình trạng cháy trập điện cho thiêt bị điện đạt yêu cầu kỹ thuật trước khi cấp điện cho toàn bộ màn hình LED.
- Setup cấu hình thông số, tham số của màn hình LED
Lưu ý:
Cài đặt, cấu hình, hiệu chỉnh màu sắc cho hệ thống màn hình LED theo đúng quy trình của nhà sản xuất đưa ra, tránh làm hỏng, sai cấu hình gây ảnh hưởng đến thiết bị cũng như việc hiển thị trên màn hình LED.
Phải làm file backup cấu hình và bàn giao cho Chủ đầu tư khi hệ thống đã hoạt động ổn định.
Trong trường hợp xảy ra sự cố về cấu hình có thể dùng file backup cấu hình để nạp lại nội dung cấu hình vào màn hình, nhà thầu cũng sẽ bảo lưu cấu hình để trong trường hợp khẩn cấp có thể xử lý nhanh cho chủ đầu tư
- Lắp nam châm hít vào module.
Lưu ý:
Bắt nam châm ở 4 góc của tấm và siết đều tay tránh tình trạng lắp đặt lên màn hình không phẳng do chân nam châm vặn không đều.
- Lắp module LED
Lưu ý:
Khi lắp tấm lên cần tránh va chạm với những module như P1;P2; P2.5;P3: không có lớp mặt nạ bảo vệ bề mặt nên rất nhạy cảm với những tác động ngoại lực, lắp module theo chiều, hướng mũi tên, kết nối dây data từ card lên tấm theo đúng vị trí đã setup.
Nếu có module chưa lên hình hoặc thiếu ổn định, bị nhiễu màu thì tiến hành kiểm tra xử lý ngay bằng cách kiểm tra cáp tín hiệu, cáp nguồn, module LED, cấu hình thiết bị…
- Hoàn thiện: ốp viền khung màn hình thẩm mỹ, lắp đặt hệ thống làm mát,vệ sinh hoàn trả mặt bằng.
Sau khi lắp đặt
- Chạy thử:
Lưu ý:
Sau khi test thấy hệ thống họat động ổn định thì báo cáo và xin phép chủ đầu tư cho phép chạy thử thiết bị liên tục từ 8 đến 24 giờ. Nội dung hiện thị trong quá trình test trên hệ thống màn hình LED phải được cấp phép của chủ đầu tư hoặc do Chủ đầu tư cung cấp.
Trong suốt quá trình vận hành thử, luôn có cán bộ kỹ thuật trực kiểm tra liên tục, cần theo dõi và ghi lại các sự cố và khắc phục cũng như thông báo đển chủ đầu tư, đưa ra các nguyên nhân, cách khắc phục để có hướng dẫn cho chủ đầu tư về sau khi gặp sự cố tương tự.
Lưu ý
Kiểm tra độ an toàn, bảo mật thông tin sau khi hệ thống hoạt động (chống virus, backdoor, trojan, các trạng thái đóng/mở port… xâm nhập vào máy tính điêu khiển.
Đưa ra giải pháp tư vấn hỗ trợ chủ đầu tư để tránh bị tấn công, lộ thông tin, và phương án khắc phục.
Sau khi lắp đặt hoàn thiện màn hình LED hoạt động ổn định và được chủ đầu tư, tư vấn, giám sát ghi nhận thì tiến hành kết nối với phòng trung tâm điều khiển nơi đặt thiết bị xử lý như máy tính, bộ xử lý hình ảnh… (theo yêu cầu của Chủ đầu tư).
Kiểm tra lại việc điều khiển, kết nối từ xa qua mạng LAN, internet… sau khi lắp đặt hoàn chỉnh.
Đảm bảo an toàn, bảo mật, an ninh thông tin ngay sau khi kết nối.
Sao lưu back up toàn bộ cấu hình hệ thống.
Vậy là bạn đã hoàn tất cách lắp đặt màn hình led đơn giản và dễ dàng theo đúng tiêu chuẩn. Bạn vẫn có thể tự lắp đặt được nhưng để đảm bảo yếu tố chất lượng, các thông số kỹ thuật và quan trọng nhất vẫn là sự an toàn thì cần đến sự hỗ trợ của một đơn vị chuyên nghiệp.
Khách hàng có nhu cầu sử dụng màn hình LED hãy liên hệ với Hoàng Long LED, để được tư vấn thêm về kỹ thuật.
Những lưu ý khi thực hiện quy trình lắp đặt màn hình LED
Lựa chọn độ phân giải hợp lý
Độ phân giải là tổng số các điểm ảnh hiển thị trên màn hình và thường được gọi là pixels. Các chỉ số này càng lớn thì màn hình hiển thị càng chi tiết. Tương ứng với số điểm ảnh càng lớn thì giá thành càng cao. Để đạt được một ngưỡng xem tốt nhất. Đối với màn hình LED cần độ phân giải HD tức là 1024×768. Tuy nhiên hiện nay, với mỗi dự án khác nhau thì sẽ có yêu cầu khác nhau. Độ phân giải càng lớn thì màn hình càng chi tiết. sắc nét, nhưng tương ứng với giá thành càng cao. Ví dụ (P2 đẹp hơn P2.5) – (P2.5 sắc nét hơn P3.0) – (P4.0 sắc nét hơn P5.0) nếu tính trên cùng diện tích của màn hình.
Lựa chọn độ sáng
Độ sáng càng cao càng tốt. Độ sáng có thể tăng được tối đa hoặc có thể giảm xuống tối thiểu. Các màn hình ngoài trời thường có độ sáng khoảng từ 4,000-5000CD/m2. Những màn hình trong nhà thường có độ sáng từ 600 -1000CD/m2. Tương tự như độ phân giải, độ sáng càng cao thì giá thành càng cao.
Lựa chọn chủng loại màn hình
Như đã nói ở trên. Màn hình được chia thành 2 loại đó là Indoor (sử dụng trong nhà) và Outdoor (Sử dụng ngoài trời). Màn hình Outdoor thường có độ bền tốt hơn, giá thành cũng cao hơn từ 1.5-2.5 lần nếu so sánh cùng chủng loại Pixel (P). Quý khách không nên mua màn hình LED trong nhà để sử dụng ngoài trời vì sẽ không đạt được độ sáng cần thiết cho hình ảnh rõ nét.
Tuổi thọ màn hình LED là bao nhiêu?
Màn hình LED có tuổi thọ trung bình từ 3 đến 10 năm tùy theo chủng loại. Đối với một số loại màn hình LED chính hãng. chất lượng của Trung Quốc thì có thể sử dụng trong khoảng 6 năm mà không lo hư hỏng. Hoặc nếu hư hỏng cũng có thể dễ dàng xử lý thay thế. Một số loại màn hình LED cao cấp hơn có thể sử dụng tới 10 năm.
Quy trình vận hành và bảo trì như thế nào?
Vận hành và bảo trì màn hình LED là công việc được chăm sóc định kỳ và không hề phức tạp. Sau khi đơn vị cung cấp màn hình LED cho quý khách sẽ có hướng dẫn để quý khách có thể vận hành. Màn hình LED thường được bảo hành 12-24 Tháng tùy theo hợp đồng. Sau khi hết hạn bảo hành thì chi phí mỗi năm sẽ khoảng 3% chi phí lắp đặt màn hình LED.
Lựa chọn P mấy cho phù hợp với mục đích sử dụng?
- Mục đích sử dụng sẽ giúp khái quát tốt nhất để đơn vị tư vấn lắp đặt và thi công sẽ chọn được một loại màn hình LED hợp lý nhất. Mục đích sử dụng được chia ra như sau:
- Màn hình LED trong nhà (show room) cần độ phân giải cao-> Gợi ý: P2.0, P2.5, P3.0, P3.91 Indoor
- Màn hình LED ngoài trời (quảng cáo) cần độ sáng cao -> Gợi ý: P3.0, P3.91, P4.0, P4.81, P5 & P6 Outdoor
- Màn hình LED sân khấu, hội trường tiệc cưới cần độ phân giải vừa -> Gợi ý P3.0, P3.91, P4.0 Indoor
- Màn hình LED chạy chữ không cần độ phân giải cao -> P5, P6, P10 Indoor & Outdoor
- Màn hình LED phòng họp cần độ phân giải rất cao -> P1.5, P1.86, P2.0, P2.5, P3.0 Indoor
LED Hoàng Long – Đơn vị lắp đặt màn hình LED uy tín chất lượng
LED Hoàng Long đã trở thành cái tên đáng tin cậy với các đối tác trong và ngoài nước về lĩnh vực điện tử. Với kinh nghiệm lâu năm, uy tín trong nghề và đội ngũ nhân sự nhiệt huyết. LED Hoàng Long cam kết cung cấp các sản phẩm màn hình LED chất lượng cao cũng như giải pháp trình chiếu hiện đại. Chúng tôi luôn lắng nghe, thấu hiểu nhu cầu của từng khách hàng. Luôn sử dụng kinh nghiệm cùng sự chuyên nghiệp của mình để đáp ứng tối ưu nhu cầu đó.
Với kinh nghiệm lâu năm, Hoàng Long LED hân hạnh cung cấp các sản phẩm màn hình LED chất lượng cao giúp đem lại trải nghiệm khách hàng tốt nhất. Nếu bạn có nhu cầu muốn tìm hiểu về thông tin về các sản phẩm màn hình LED khác như: Màn hình LED trong nhà, màn hình LED ngoài trời, Màn hình LED quảng cáo, Màn hình LED sự kiện,… hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!
Leave a reply